GẠCH ỐP LÁT VÀ CHẤT KẾT DÍNH
I. TỔNG QUAN GẠCH ỐP LÁT
1. Gạch ceramic:
- Nguyên liệu và sản xuất: Gạch ceramic có cốt liệu 70% là đất sét và 30% tràng thạch; được nung ở nhiệt độ 1.100oc và thời gian nung phải từ 42 – 45 phút. quy trình chính qua 4 bước: làm xương, tráng men, in lụa và nung.
- Đặc tính: Có nhiều đặc tính của loại gạch này, ở đây xin nói về độ hút nước của gạch (Liên quan trực tiếp đến vật liệu dung để ốp lát gạch và quy trình thi công):
Hiên nay các dòng gạch cao cấp tại Việt nam chủ yếu là gạch lát Porcelain có độ hút nước thấp.
2. Gạch Granit:
Granite là một dạng đá nhân tạo Cốt liệu chính để sản xuất gạch granite gồm 70% tràng thạch (feldspat) và 30% đất sét cùng một số các phụ gia khác. Và thực hiện trên quy trình: phối liệu trên được nghiền mịn, pha màu, sấy thành bột; tạo hình trên máy ép; sau đó sấy khô và đem nung ở nhiệt độ khoảng 1.200 – 1.220oC.
Gạch sản xuất đúng quy chuẩn, có độ dày nhất định, độ cứng cao và độ hút nước rất thấp – nhỏ hơn 0,05%. Thông thường các loại granit phủ men có độ hút nước giao động từ 0.3 – 0.5%.
3. Kết luận:
– Độ hút nước của gạch được chia làm 03 loại như sau:
- Loại gạch hút nước: độ hút nước lớn hơn 3% – 10%, ví dụ như: gạch ốp ceramic tráng men
- Loại gạch ít hút nước: độ hút nước từ 0.5 – 3%, gạch lát Porcelain bán sứ
- Loại gạch hầu như không hút nước: độ hút nước nhỏ hơn 0.5%, gạch sứ, granit.
Việc xác định chủng loại gạch có độ hút nước là quan trọng bởi ảnh hưởng của chỉ số này liên quan đến việc lựa chọn chất kết dính phù hợp khi thi công đảm bảo chất lượng hạng mục ốp lát trên công trường
II. KEO ỐP LÁT CHO GẠCH:
1. Phương pháp ốp lát truyền thống
Sử dụng nước xi măng( Hồ dầu) để làm chất kết dính trong công tác ốp lát.Trước đây phương pháp này được xem là hợp lý về chi phí và chất lượng có thể chấp nhận được với các dòng ceramic, gạch tàu… có độ hút nước lớn hơn 3%( thực tế là 6-10%).Ngày nay gạch ceramic, granite được sản xuất theo công nghệ mới cho chất lượng tốt hơn nhưng độ hút nước phổ biến thường là 0.5 – 3% sử dụng hồ dầu không còn đảm bảo chất lượng bởi những nguyên nhân sau:
- Cường độ bám dính kém và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, không ổn định trong thực tế thi công( không phải điều kiện phòng thí nghiệm)
- Co ngót của cement trong quá trình ninh kết hoặc giãn nở bởi nhiệt độ gây ra biến dạng lớp hồ dầu khiến lớp này dễ bong tách ra khỏi bề mặt gạch.
- Cement nguyên bản sau khi đóng rắn thường không bền với môi trường ẩm ướt hoặc ẩm, khô trong điều kiện sử dụng thực tế dẫn đến bong tách lớp gạch sau 1 thời gian sử dụng.
- Người sử dụng thường bỏ qua độ hút nước của gạch dẫn đến việc chuẩn bị gạch( ngâm nước) không được chú trọng
2. Sử Dụng keo ốp lát:
-
Yêu cầu cơ bản về tính tương thích của keo ốp lát:
-
Yêu cầu dụng cụ thi công tương thích:
Kích Thước Gạch | Bay sử dụng (kích thước răng cưa) | Hình Ảnh |
600×600≤ | 6mm | |
800×800≤ | 8mm | |
1200×1200≤ | 10mm | |
1200×1200≥ | 12mm |
Chú thích:
- Keo C1 có cường độ bám dính≥0,5Mpa.
- Keo C2 có cường độ bám dính ≥ 1Mpa.
3. Các vấn đề liên quan chất lượng và độ ổn định của hạng mục ốp lát:
– Độ bền cường độ bám dính: Thông thường khi sử dụng phụ gia tăng cường độ bám dính và khoáng bền nhiệt đúng và đủ hỗn hợp keo ốp lát có độ bền bám dính cao hơn phương pháp sử dụng nhiều cement trong thành phần keo ốp lát.
– Kiểm soát co ngót: Đây là đặc tính quan trọng giúp cho lớp keo không biến dạng trong qúa trình ninh kết cement( sau thi công) và thay đổi nhiệt độ trong quá trình sử dụng( Giãn nở vì nhiệt). Để có đặc tính này các nhà sản xuất keo ốp lát không chỉ dựa vào tính năng của polymer( Công dụng chính của polymer là tăng khả năng bám dính không có tính năng kiểm soát co ngót) mà cần 1 loại phụ gia chuyên biệt cho tính năng quan trọng này.
– Dụng cụ thi công:Lựa chọn dụng cụ thi công phù hợp với kích thước gạch và bề mặt thi công thực tế là hết sức quan trọng. Với các dụng cụ thi công phù hợp luôn đảm bảo keo ốp lát phủ đều bề mặt gạch, kiểm soát lượng keo đối với các bề mặt lồi lõm, không phẳng.
– Khuấy trộn keo ốp lát:Hầu hết keo ốp lát có phụ gia tổng hợp chính vì vậy công tác khuấy trộn cần đảm bảo thời gian( trộn ít nhất 3min) nhằm đảm bảo hỗn hợp đồng nhất.Phụ gia phát huy tối đa công dụng.
4. Giải pháp Kinh tế cho gạch có độ hút nước cực thấp – không kiểm soát được dầu tháo khuôn:
– Sử dụng Primer CTA G11 quét lên bề mặt sau của gạch với mục đích trung hoà dầu tháo khuôn đồng thời tăng khả năng kết dính trong công tác ốp lát bằng keo ốp lát trộn sẵn hoặc suử dụng phu gia keo ốp lát.
– Tiến hành ốp lát như thông thường.
* Ưu điểm: Loại bỏ gần như hoàn toàn hiện tượng bong bộp. Không còn hiện tượng gạch bị lột mà không bám dính với lớp keo ốp lát.
– Có thể sử dụng keo ốp lát kinh tế có chi phí thấp khi đi cùng với biện pháp sử dụng Primer CTA G11 đi kèm.
-Solcre-